Những câu hỏi như bão lãnh ngân hàng là gì, các loại bão lãnh ngân hàng, phí bảo lãnh… được đưa ra rất nhiều. Để giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin thủ tục ngân hàng bảo lãnh hữu ích cho bạn.
Ngân hàng bảo lãnh là gì?
Ngân hàng bảo lãnh là hình thức cao kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng – ngân hàng với bên có quyền về vấn đề thực hiện tài chính thay cho khách hàng, trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như cam kết. Khách hàng phải nhận nợ và trả tiền đã trả thay cho tổ chức tín dụng.
Đặc điểm của ngân hàng bảo lãnh
Ngân hàng bảo lãnh có đặc điểm:
Là giao dịch thương mại đặc thù.
Chủ thể thực hiện là các tổ chức tín dụng, hầu hết là các ngân hàng.
Tổ chức tín dụng không chỉ là người bảo lãnh, mà còn là nhà kinh doanh ngân hàng.
Giao dịch bảo lãnh là giao dịch kép, không phải giao dịch hai hay ba bên.
Được xác lập dựa trên chứng từ.
Là hình thức bảo lãnh vô điều kiện hay còn gọi là bảo lãnh độc lập.
Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?
Chứng thư bảo lãnh là cam kết bằng văn bản do ngân hàng thực hiện dành cho đơn vị kinh doanh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho đơn vị kinh doanh. Thời gian thực hiện sẽ giới hạn khi đơn vị không thực hiện hoặc không thể làm đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Thủ tục ngân hàng bảo lãnh
Bước 1:
Khi khách hàng ký hợp đồng với đối tác để thanh toán, xây dựng, dự thầu…, đối tác sẽ yêu cầu ngân hàng bảo lãnh.
Bước 2:
Khách hàng chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ đề nghị bảo lãnh gửi đến ngân hàng. Hồ sơ này bao gồm: Giấy đề nghị bảo lãnh theo mẫu, hồ sơ pháp lý, hồ sơ mục đích, hồ sơ chứng minh tài chính kinh doanh, hồ sơ tài sản đảm bảo.
Bước 3:
Ngân hàng sẽ thẩm định tính chính xác của hồ sơ: tính hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh, năng lực pháp lý của khách hàng, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính.
Sau khi đồng ý, ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.
Hợp đồng cấp bảo lãnh là hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác. Nó sẽ thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng.
Hợp đồng sẽ quy định số tiền và thời hạn bảo lãnh, điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế, hình thức bảo lãnh như phí bảo lãnh, tiền ký quỹ hay quy định về tài sản bảo đảm.
Bước 4:
Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh
Trong thư sẽ nêu rõ nội dung hợp đồng cấp bảo lãnh, quy định hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ…
Bước 5:
Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh.
Bước 6:
Ngân hàng yêu cầu bên nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng.
Trên đây là thủ tục ngân hàng bảo lãnh đầy đủ, rõ ràng. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của các ngân hàng để được giải đáp.